Tác động của chiến tranh Chiến_tranh_Bosnia

Nội chiến hay một cuộc chiến tranh xâm lược

Bởi vì chiến tranh ở Bosna và Hercegovina là một hậu quả của sự mất ổn định ở các khu vực rộng lớn của Nam Tư, và do sự tham gia của các nước láng giềng như CroatiaSerbia, nên vẫn diễn ra một cuộc tranh luận kéo dài xung đột này là một cuộc nội chiến hay chiến tranh xâm lược Bosnia thực hiện bởi các quốc gia láng giềng. Hai viện sĩ Steven Burg và Paul Shoup tranh luận rằng:

Từ lúc khởi đầu, bản chất của cuộc chiến ở Bosnia-Herzegovina là do sự thể hiện của xung đột nội bộ. Những mâu thuẫn này không chỉ bắt nguồn từ hiện tại lãnh thổ, mà còn ở sự quan tâm chính trị đã thúc đẩy nó.[62]

Mặt khác, cuộc chiến có thể được xem là "một trường cắt nghĩa rõ ràng của một cuộc nội chiến – rằng chiến tranh bên trong giữa các nhóm không thể đạt được thoả thuận về chia sẻ quyền lực".[62] David Campbell chỉ trích các giải thích về "nội chiến", mà ông cho rằng thường liên quan đến thuật ngữ "sự xoá bỏ bất công có đạo đức", trong đó tất cả các bên "được cho là có quyền tàn báo ngang nhau", và "nhấn mạng nỗi sợ đáng tin của người Serb là nguồn gốc của những hành động của họ".[63] Đối lập với cách giải thích đây là nội chiến, người Bosniak, nhiều người Croat, các chính trị gia và tổ chức nhân quyền phương tây khẳng định cuộc chiến là do sự xâm lược của Serbia và Croatia dựa trên những điều khoản của Karađorđevohiệp ước Grazt, trong khi người Serb thường xem đây là một cuộc nội chiến. Người Serb Bosnia và Croat Bosnia hài lòng với sự ủng hộ chính trị và quân sự từ Serbia và Croatia, và quyết định công nhận vị thế ngoại giao cho Bosnia cũng đã là sự thúc đẩy của quốc tến đến một cuộc xung đột toàn diện. Như Burg và Shoup phát biểu:

Nhìn từ khía cạnh ngoại giao và luật pháp...quyết định của quốc tế công nhận nền độc lập của Bosnia-Herzegovina và trao cho nước này tư cách thành viên trong Liên Hiệp Quốc đã đặt một nền tảng cho một cuộc chiến tranh trong trường hợp bị xâm lược từ bên ngoài bởi cả Serbia và Croatia. Đối với Serbia, khả năng quân đội Serb Bosnia trong tương lai sẽ dưới quyền chỉ huy trên thực tế của quân đội Nam Tư và do đó họ có được động cơ xâm lược. Đối với Croatia, lược lượng quân đội Croatia chính quy vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Bosnia-Herzegovina, là bằng chứng càng cho thấy đây là một cuộc chiến tranh xâm lược.[62]

Trong khi đó Sumantra Bose, tranh luận rằng có thể có những đặt điểm khái quát hoá chiến tranh Bosnia là một cuộc nội chiến, không cần có sự đồng ý cần thiết với sự hiện diện của những người chủ nghĩa dân tộc Serb và Croat. Ông phat biểu rằng trong khi "tất cả các sự kiện vi phạm trầm trọng đã được dàn dựng bởi các lực lượng và sự kiện 'bên ngoài', xã hội địa phương cũng đã chìm sâu trong bạo lực" và do đó ông cho rằng "điều đó cho thấy xung đột 1992–95 ở Bosnia có bản chất gần với một cuộc 'nội chiến' – mặc dù rõ ràng với một khía cạnh tối quan trọng là nó diễn ra bên ngoài lãnh thổ Bosnia".[64] Năm 2010, chỉ huy Bosnia Ejup Ganić đã bị giam giữ ở Luân Đôn do yêu cầu dẫn độ từ Serbia vì tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, thẩm phán Timothy Workman, đã quyết địnnh rằng Ganić nên được phóng thích vì yêu cầu của Serbia có "động cơ chính trị". Trong quyết định của mình, ông cũng khái quát chiến tranh Bosnia là một cuộc xung đột vũ trang quốc tế, do Bosnia tuyên bố độc lập vào ngày 3 tháng 3 năm 1992.[65]

Viện sĩ Mary Kaldor tranh luận rằng chiến tranh Bosnia là một ví dụ của thuật ngữ mà đã đặt ra là các cuộc chiến tranh mới, trong đó cả nội chiến hay giữa các quốc gia, điều chứa những yếu tố giống nhau.[66]

Tổn thất

Tính toán con số người chết do xung đột đã được xem là một cuộc tranh luận được chính trị hoá cao độ.[67] Có sự khác biệt lớn về con số ước tính tổng thiệt hại, dao động từ 25.000 đến 329.000 người. Những khác biệt này một phần là do kết quả của việc sử dụng các định nghĩa trái ngược nhau về nạn nhân chiến tranh. Một số nghiên cứu tính toán chỉ các tổn thất trực tiếp do hoạt động quân sự trong khi số khác cũng tính cả các tổn thất gián tiếp, như người chết vì điều kiện sống khó khăn, đói, rét, bệnh tật hay nhiều tai nạn xuất phát gián tiếp từ các điều kiện trong chiến tranh. Các con số ban đầu cao hơn cũng được sử dụng do nhiều nạn nhân được liệt kê hai hay ba lần trong hai cột dân thường và quân sự và không có sự tương đồng với các điều kiện có thể diễn ra trong thời gian chiến tranh; một bản tổng kết lịch sử có giá trị khi xác định được nơi nạn nhân chết và được ghi lại trong nhiều danh sách ban đầu, và sửa chữa những kết quả đã bị đếm lặp nhiều lần; đặc biệt, đơn vị nhân khẩu học của RDC và ICTY đã thực hiện việc xem xét khám nghiệm pháp y.[11][68]

Con số tử vong được ước tính ban đầu vào năm 1994 là vào khoảng 200.000 bởi Cherif Bassouni, trưởng ban chuyên gia điều tra tội ác chiến tranh của Liên Hiệp Quốc.[69] Theo các giáo sư Steven L. Burg và Paul S. Shoup (1999),[70]

Con số 200.000 người (hay hơn) bị chết, bị thương và mất tích thường được trích dẫn trong các bảng báo cáo của truyền thông về cuộc chiến ở Bosnia cuối năm 1994. Tháng 10, 1995 Tập san của Viện Sức khoẻ Công cộng thuộc Uỷ ban Cộng hoà vì Sức khoẻ và sự thịnh vượng Xã hội Bosnia đã đưa ra con số 146.340 người bị giết, và 174.914 bị thương trên lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Bosnia. Mustafa Imamovic đưa ra con số 144.248 bị chết (bao gồm cả những người chết vì đói hay các điều kiện khắc nghiệt), chủ yếu là người Hồi giáo. Hội Chữ thập đỏ và UNHCR đã dựa trên kiến thức tốt nhất mà họ có, đã không đưa ra bất kỳ con số người chết và bị thương trong chiến tranh. Tháng 11, 1995 một bản ghi nhớ không được phân loại của CIA ước tính 156.500 dân thường chết trên đất nước (như có khoảng 10.000 chết trên lãnh thổ do người Hồi giáo hay người Croat nắm giữ), không bao gồm 8.000 đến 10.000 vẫn còn bị mất tích từ vùng Srebrenica và Zepa. Con số thường dân bị giết này vượt xa con số ước tính là 81.500 lính bị giết (45.000 chính phủ Bosnia; 6.500 Croat Bosnia; và 30.000 Serb Bosnia).

Năm 2010, Đơn vị Nhân khẩu học của Văn phòng Khởi tố của ICTY ước tính khoảng 104.732 người chết do xung đột Bosnia.[11] Những tác giả của bản báo cáo này nói rằng con số người chết thực sự có thể hơi cao hơn một chút.[69][71]

Các con số tổn thất theo RDC
(cho Chiến tranh Bosnia)
(được báo cáo tháng 6 năm 2009)
[72]
Tổng cộng
97.214
Bosniak64.34166.2%
Serb24.72625.4%
Croat7.6027.8%
khác5470.5%
Tổng số dân thường
39.685
Bosniak33,07183.3%
Serb4.07510.2%
Croat2.1635.4%
khác3760.9%
Tổng số binh lính
57.529
Bosniak31,27054.4%
Serb20.64935.9%
Croat5.4399.5%
khác1710.3%
chưa xác định4.000
Các con số tổn thất theo Đơn vị Nhân khẩu học tại ICTY[73]
(cho Chiến tranh Bosnia)
Tổng cộng
104.732
Bosniakc. 68.101
Croatc. 8.858
Serbc. 22.779
Khác (phần lớn là người Hồi giáo)c. 4.995

Ngày 21 tháng 6 năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu và Lưu giữ tài liệu ở Sarajevo xuất bản nghiên cứu bao quát nhất về tổn thất chiến tranh Bosnia-Herzegovina với tựa đề: Cuốn sách của người Bosnia về cái chết - một kho dữ liệu tiết lộ "một con số tối thiểu" 97.207 cái tên của thường dân Bosna và Hercegovina bị giết và mất tích trong chiến tranh 1992-1995[74]. Một đổi chuyên gia quốc tế đã kiểm định những con số trước ngày nó được công bố. Hơn 240.000 tài liệu đã được thu thập, xử lý, kiểm tra, đối chiếu và kiểm định bởi một đội chuyên gia quốc tế nhằm đưa ra con số cuối cùng là 97.000 tên các nạn nhân—thuộc mọi quốc tịch. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn trong 97.207[75] người tổn thất (dân thường và binh lính) trong chiến tranh Bosnia là người Bosniak (66 phần trăm), tiếp theo là người Serb (25 phần trăm), người Croat (8 phần trăm) và một con số nhó hơn những sắc tộc khác như Albania hay người Romani.[76] Người Bosniak cũng hứng chịu tổn thất dân thường to lớn (83 phần trăm) so với người Serb (10 phần trăm) và người Croat (5 phần trăm). Ít nhất 30 phần trăm nạn nhân thường dân Bosniak là phụ nữ và trẻ em.[77]

Trong một phát biểu ngày 23 tháng 9 năm 2008 ở Liên Hiệp Quốc, Tiến sĩ Haris Silajdžić, trưởng phái đoàn Bosna và Hercegovina ở Liên Hiệp Quốc, tại buổi họp thứ 63 của Đại hội đồng, đã nói rằng "Theo dữ liệu của ICRC, 200.000 người đã bị giết, 12.000 trong số đó là trẻ em, hơn 50.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp, và 2,2 triệu người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa. Đây thực sự là một cuộc diệt chủng và phá huỷ xã hội".[78]

Không có con số thống kê chính xác các tổn thất của chiến tranh Croat-Bosniak theo từng sắc tộc. Dữ liệu của RDC xem tổn thất nhân mạng trong các khu vực trong xung đột Croat-Bosniak là một phần của cuộc chiến Bosnia lớn hơn, tuy nhiên, có thể đưa ra một con số gần chính xác. Theo dữ liệu này, ở Trung tâm Bosnia phần lớn 10.448 tổn thất được ghi nhận (binh lính và dân thường) là người Bosniak (62 phần trăm), với người Croat ở vị trí thứ hai (24 phần trăm) và còn lại là người Serb (13 phần trăm). Theo phương diện địa lý, các khu tự quản Gornji VakufBugojno cũng nằm ở trung tâm Bosnia (được biết đến như là vùng Gornje Povrbasje), với 1.337 tổn thất được ghi chép khôn bao gồm các thống kê ở trung tâm Bosnia, nhưng bao gồm cả thống kê ở vùng Vrbas. Xấp xỉ 70-80 phần trăm tổn thất ở Gornje Povrbasje là người Bosniak. Tại khu vực sông Neretva, trong 6.717 tổn thất có 54 phần trăm là người Bosniak, 24 phần trăm là người Serb và 21 phần trăm là người Croat. Tổn thất ở những khu vực trên không chỉ xuất phát duy nhất từ xung đột Croat-Bosniak. Một số các xung đột nhỏ hơn liên quan tới người Serb cũng dẫn tới con số tổn thất nằm trong thống kê. Ví dụ, số người Serb bị thảm sát bởi lực lượng Croat vào tháng 6 năm 1992 tại ngôi làng Čipuljić thuộc khu tự quản Bugojno.[79]

Có các tổn thất quan trọng đối với các binh lính quốc tế ở Bosna và Hercegovina. Khoảng 320 lính thuộc lực lượng UNPROFOR bị giết chết trong xung đột ở Bosnia.

UNCHR phát biểu rằng xung đột ở Bosna và Hercegovina buộc hơn 2.2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, khiến đây trở thành sự kiện ly tán của nhiều người ở châu Âu nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II.[14]

Hai cuộc nghiên cứu mới nhất về con số nạn nhân của chiến tranh Bosnian bao gồm Obermayer et al., đã đưa ra con số 176.000 và của Ewa Tabeau (Văn phòng Truy tố tại Toà án Hague) đưa ra con số nạn nhân tối thiểu là 104.732. Sự khác biệt số nạn nhân biên soạn ra bởi OTP là do bà đã ghi chú rằng con số này không nên nhầm lẫn với việc "ai đã giết ai", bởi vì hàng ngàn người Serb đã bị giết bởi quân đội Serb trong các cuộc pháo kích khi bao vây Sarajevo, Tuzla và các thành phố đa sắc tộc khác.

Theo nghiên cứu của Ewa Tabeau, số người chết ở mức Bosniak: 68.101, Serb: 22.779, Croat: 8.858, Khác: 4.995 (bà không đề cập đến cái mà bà xem là "số khác" con số này có thể là những nạn nhân Bosniak bị giết bởi người Serb, bởi vì người Bosniak thường hay xác định họ là người Nam Tư hay họ từ chối gia nhận với bất cứ nhóm nào). Tổng cộng: 104.732.[80]

Tội ác chiến tranh

Diệt trừ sắc tộc

Diệt trừ sắc tộc là một hiện tượng thường thấy trong chiến tranh. Tội các này điển hình bao gồm các hành động doạ dẫm, trục xuất và tiêu diệt các nhóm sắc tộc đối địch cũng như phá huỷ hay loại bỏ những dấu vết của nhóm đó, như những nơi thờ tự, nghĩa trang và các toà nhà văn hoá và lịch sử. Viện sĩ Matjaž Klemenčič và Mitja Žagar tranh luận rằng: "Những ý tưởng của các chính trị gia chủ nghĩa dân tộc từ các nhóm sắc tộc rằng Bosna và Hercegovina sẽ được tái sắp xếp thành các lãnh thổ đồng nhất về sắc tộc Serb, Croat, và Hồi giáo".[15]

Theo vô số các cáo buộc và truy tố của ICTY, lực lượng Serb[81][82][83] và Croat[19][50][84] đã thực hiện diệt trừ sắc tộc ở vùng lãnh thổ của họ và được lên kế hoạch bởi các lãnh đạo chính trị nhằm tạo ra nhà nước thuần khiết về sắc tộc (Republika SrpskaHerzeg-Bosnia). Hơn nữa, lực lượng Serb đã tiến hành diệt chủng ở Srebrenica vào thời điểm cuối chiến tranh.[85] Một bản báo cáo năm 1995 do Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ cho thấy lực lượng Serbia chịu trách nhiệm cho 90 phần trăm tội ác chiến tranh thực hiệon trong cuộc xung đột.[9]

Dựa trên bằng chứng từ vô số các cuộc tấn công của HVO, Uỷ ban Toà án ICTY đã kết luận trong vụ Kordić và Čerkez vào tháng 4 năm 1993 lãnh đạo Croat đã có một kế hoạch được lập sẵn nhằm thực hiện diệt trừ sắc tộc ở Thung lũnhg Lašva ở Trung tâm Bosnia. Dario Kordić, khi còn là lãnh đạo chính trị địa phương, bị kết án là người lên kế hoạch và thúc đẩy vụ việc.[50]

Diệt chủng

Nghĩa trang tại Đài tưởng niệm diệt chủng Srebrenica

Một phiên toà diễn ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, sau một đơn tố cáo 1993 bởi Bosna và Hercegovina cáo buộc Serbia và Montenegro phạm tội diệt chủng. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) mở vào ngày 26 tháng 2 năm 2007 đã gián tiếp xác định bản chất của cuộc chiến mang tính quốc tế, mặc dù rõ ràng Serbia chịu trách nhiệm trực tiếp cho tội diệt chủng được thực hiện bởi các lực lượng Republika Srpska. Tuy nhiên, ICJ đã kết luận rằng Serbia đã thất bại trong việc ngăn chặn tội ác diệt chủng thực hiện bởi lực lượng Serb và không thực thi việc trừng phạt cá nhân nào thực thi tội ác, đặc biệt là Tướng Ratko Mladić, và mang họ ra trước công lý.

Khai quật ở Srebrenica, 1996

Một bức điện tín gửi đến Nhà Trắng vào ngày 8 tháng 2 năm 1994 và được viết bởi Đại sứ Hoa Kỳ ở Croatia Peter W. Galbraith miêu tả rằng cuộc diệt chủng đang diễn ra. Bức điện tín ghi "việc bắn súng và pháo bừa bãi liên tục" lên Sarajevo thực hiện bởi Quân đội Nhân dân Nam Tư của Karadzic; sự quấy rối các nhóm thiểu số ở Bắc "nằm trong một nỗ lực buộc họ phải rời đi"; và việc sử dụng nhữn người bị bắt giữ "làm các công việc nguy hiểm ở tuyến đầu" như là chứng cứ cho thấy cuộc diệt chủng đang diễn ra.[86] Năm 2005, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết tuyên bố "các chính sách gây hấn và diệt trừ sắc tộc của Serbia đã được xác định phù hợp với thuật ngữ diệt chủng".[87]

Bất chấp chứng cứ nhiều tội ác chiến tranh được thực hiện đồng thời bởi nhiều lực lượng Serb khác nhau ở nhiều phần của Bosna và Hercegovina, đặc biệt ở Bijeljina, Sarajevo, Prijedor, Zvornik, Banja Luka, VišegradFoča, các phán quyết kết luận rằng tiêu chuẩn cho một cuộc diệt chủng đối với Hồi giáo Bosnia chỉ ở Srebrenica hay Đông Bosnia vào năm 1995.[88]Toà án kết luận rằng các tội ác vi phạm trong chiến tranh 1992-1995, có lẽ thuộc về tội ác chống lại loài người theo luật quốc tế nhưng những hành động này khi được xem xét riêng rẽ không cấu thành tội diệt chủng.[89] Toà tán còn quyết định thêm, sau khi Montenegro tuyên bố độc lập vào tháng 5 năm 2006, Serbia là bị cáo duy nhất trong vụ án, nhưng "bất cứ trách nhiệm nào cho các sự kiện quá khứ đều dính líu đến thời điểm tồn tại nhà nước hỗn hợp Serbia và Montenegro".[90]

Cưỡng hiếp hàng loạt và đàn áp tâm lý

Mặc dù trong chiến tranh Bosnia, nhiều phụ nữ bị cưỡng hiếp ở tất cả các bên, những phụ nữ Hồi giáo và Thiên chúa là những mục tiêu tấn công chủ yếu bởi lực lượng Serb.[91] Ước tính con số bị cưỡng hiếp dao động từ 20.000 đến 50.000[92]

Những di chứng nghiêm trọng thường thấy giữa những phụ nữ và trẻ em gái sống sót bao gồm các bệnh phụ khoa, các chấn động về tâm lý và thể xác, cũng như việc có thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những người sống sót thường cảm thấy bất an/run sợ/ghê tởm đàn ông, tình dục và các mối quan hệ; đã tác động rất lớn đến sự phát triển của dân số hay xã hội (do đó tạo thành một cuộc diệt chủng chậm theo một số người). Theo truyền thống xã hội Hồi giáo, đa số các em gái chưa kết hôn đều là trinh nữ tại thời điểm bị cưỡng hiếp; dẫn đến những chấn động nghiêm trọng hơng. Các vụ cưỡng hiếp hoàng loạt được thực hiệp chủ yếu ở Đông Bosnia (trong thảm sát Foča), và ở Grbavica trong cuộc bao vây Sarajevo. Phụ nữ và em gái bị giam giữ tại nhiều trung tâm khác nhau, nơi họ phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh và bị phân biệt đối xử theo nhiều cách bao gồm cả việc cưỡng hiếp nhiều lần. Các binh lính và cảnh sát Serb sẽ đến các trung tâm giam giữ, chọn ra một hay nhiều phụ nữ, bắt và cưỡng hiếp họ. Tất cả sự việc này diễn ra dưới sự quan sát, và đôi khi có sự dính líu trực tiếp với chính quyền địa phương Serb, đặc biệt là lực lượng cảnh sát. Trưởng lực lượng cảnh sát Foča, Dragan Gagović, đã được xác định danh tính là một trong những cá nhân đến các trung tâm giam giữ để bắt và cưỡng hiếp phụ nữ. Đã xảy ra vô số các vụ cưỡng hiếp ở Foča. "Ngôi nhà Karaman" là một trong những trung tâm cưỡng hiếp khét tiếng. Trong khi bị giam giữ tại nơi này, nhiều bé gái đã bị cưỡng hiếp thường xuyên. Trong những phụ nữa bị giam ở "ngôi nhà Karaman" bao gồm cả những trẻ em ở tuổi từ 12 đến 14.[37][93][94]

Những phụ nữ hồi giáo là những mục tiêu đặc biệt, họ bị cưỡng bức theo cái cách mà người Serb áp đặt thế thượng phong và chiến thắng của họ đối với người Bosniak. Ví dụ, các trẻ gái và phụ nữ bị chọn bởi tội phạm chiến tranh Dragoljub Kunarac và các binh lính ông này, được đưa tới những cân cứ của binh lính một cách có hệ thống, tại căn nhà số 16 ở đường Osmana Đikić. Tại đây, các em gái và phụ nữ, những người mà Kunarac biết là thường dân, đã bị cưỡng bức bởi các binh lính ông này và chính y. Các binh lính Serb cho thấy họ hoàn toàn không màng đến người Bosniak, và đặc biệt là phụ nữ Bosniak. Các binh lính Serb đã bắt các phụ nữ Hồi giáo từ các trung tâm giam giữ, và giữ họ trong nhiều khoảng thời gian khác nhau để cưỡng hiếp.[37]

Các ví dụ khác bao gồm Radomir Kovač, người bị cáo buộc bởi ICTY. Trong khi bốn em gái bị giam giữ trong căn hộ ông này, cáo buộc cho thấy Radomir Kovač đã lạm dụng họ và cưỡng hiếp ba trong số họ nhiều lần, do đó duy trì sự đàn áp kéo dài với thường dân Hồi giáo Bosnia. Kovač đã mời những bạn ông ta đến căn hộ, và thỉnh thoảng cho phép họ cưỡng hiếp một trong số các cô gái. Kovač cũng bán ba trong số họ. Trước khi bị bán, Kovač đã đưa hai cô gái cho các binh lính Serb Bosnia khác lạm dụng họ trong hơn ba tuần trước khi trả cho Kovač, người đã tiến hành bán một người và đưa ba người còn lại cho người quen của ông này.[37]

Khởi tố và xét xử theo luật pháp

Toà án Tội ác quốc tế ở the Nam Tư cũ (ICTY) được thành lập vào năm 1993 nhưng là một bộ phận của Liên Hiệp Quốc để khởi tố các tội ác chiến tranh được thực hiện trong chiến tranh ở Nam Tư cũ, và truy tìm thủ phạm. Toà án được toạ lạ ở The Hague, Hà Lan.

Theo các chuyên gia hợp pháp vào đầu năm 2008, 45 người Serb, 12 người Croat và 4 người Bosniak bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh bởi ICTY trong các cuộc chiến tranh ở Balkan vào thập niên 1990.[10] Cả người Serb và Croat đều bị truy tố phạm các tội ác chiến tranh có hệ thống (joint criminal enterprise), trong khi người Bosniak bị truy tố phạm các tội ác riêng lẻ. Một số lãnh đạo cấp cao của người Serb (Momčilo KrajišnikBiljana Plavšić) cũng như người Croat (Dario Kordić) bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, trong khi số khác hiện diện tại các phiên toà tạo ICTY (Radovan Karadžić, Vojislav ŠešeljJadranko Prlić). Slobodan Milošević bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh xảy ra tại Bosnia, bao gồm việc vi phạm công ước Geneva, tội ác chống lại loài ngườidiệt chủng,[95] nhưng chết vào năm 2006 trước khi phiên toà có thể kết thúc.[96] Những nhân vật bị truy nã khác do nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh như Ratko MladićGoran Hadžić hiện vẫn đang tự do. Diệt chủng là tội ác nghiêm trọng nhất người Serb bị cáo buộc. Tội ác chống lại nhân loại (ví dụ Diệt trừ sắc tộc Thung lũng Lašva), là tội các nghiêm trọng nhất người Croat bị cáo buộc. Còn vi phạm công ước Geneva là tội các chiến tranh nghiêm trọng nhất người Bosniak bị cáo buộc.[97]

Hoà giải

Tổng thống Croatia Ivo Josipović đã đưa ra lời xin lỗi vào tháng 4 năm 2010 vì vai trò của đất nước ông trong chiến tranh Bosnia, đây là thông điệp hoà giải rõ ràng nhất cho tới hiện tại được đưa ra từ bất cứ lãnh đạo nào thuộc ba quốc tịch đã dính líu vào cuộc xung đột đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II. Tổng thống Bosnia Haris Silajdzic, trong một động thái đáp lại đã nâng mức quan hệ với Croatia, làm nổi bật thái độ chỉ trích thẳng thừng của ông đối với Serbia một ngày trước đó. "Tôi vô cùng xin lỗi Cộng hoà Croatia đã góp phần vào việc làm tổn hại nhân dân và lãnh thổ, viêc vốn vẫn đang là gánh nặng với chúng tôi ngày nay", Tổng thống Ivo Josipović phát biểu trước quốc hội Bosnia.[98]

Ngày 31 tháng 3 năm 2010, the Hội đồng Quốc gia Serbia thông qua một tuyên bố "kết tội mạnh mẽ thuật ngữ tội ác bị vi phạm trong tháng 7 năm 1995 chống lại dân cư Bosniak ở Serebrenica" và xin lỗi gia đình của các nạn nhân. Bước đầu của việc này là thông qua một nghị quyết đến từ Tổng thống Boris Tadic, người đã thúc đẩy nó bất chấp các tranh cãi chính trị. Trong qua khứ, chỉ các nhóm nhân quyền và các đảng không dân tộc chủ nghĩa mới ủng hộ biện pháp này.[99]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Bosnia http://www.gfbv.ba/index.php?id=126 http://www.idc.org.ba/aboutus/Overview_of_jobs_acc... http://www.idc.org.ba/presentation/research_result... http://www.idc.org.ba/prezentacija/Bosna%20i%20Her... http://www.cbc.ca/world/story/2010/04/14/croatia-b... http://books.google.ca/books?id=-4eKmp_qu_QC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=ACvJHam2_-oC&lpg=P... http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/33337863... http://www.ex-yupress.com/oslob/oslob7.html http://books.google.com/books?id=-4eKmp_qu_QC&lpg=...